Name card hay còn gọi là Card visit được dùng để ghi lại thông tin địa chỉ của người hay công ty. Kích thước của Card visit thường nhỏ, gọn để dễ dàng cho trong ví hoặc đặt trên bàn. Người ta thường thiết kế card visit với kích thước 5.5 cm x 9 cm, chất liệu giấy C250 hoặc dầy hơn. Cũng có nhiều kiểu in card visit giá rẻ được làm với nhiều chất liệu khác nhau như thẻ nhựa, giấy bóng vàng, giấy sần... chi phí theo đó cũng thay đổi theo. Trong các cuộc hội thảo, hội chợ, người ta thường đính kèm name card vào catalogue, brochure, kẹp file để tăng thêm uy tín và việc liên hệ trở nên dễ đàn hơn.
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế card visit, sẽ giúp gây được ấn tượng ban đầu tốt nhất cho công việc của bạn ^^
1. Lưu ý những sơ sót hay mắc phải:
Cho số di động nhưng không cho họ tên của chủ máy. Chuyện này làm phiền khách hàng phải hỏi “Có phải công ty X gì đó không?”. Mặt khác ngay từ đầu cuộc trao đổi có phần kém thân mật.
Thông tin liên lạc không chính xác. Nếu bạn có website mới, đổi số điện thoại, được thăng chức… hãy mới càng nhanh càng tốt. Khi trao card visit bị gạch xóa và viết chồng lên thì chắc chắn ít nhiều hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng.
Không ghi rõ chức vụ của người có tên trong card visit. Khách hàng sẽ phân vân không biết bạn làm gì, có giải quyết được nhu cầu của họ hay không.
Không ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không theo giờ bình thường (ví dụ như phòng mạch, nhà hàng, quán bar…).
Ghi những dòng khẩu hiệu quảng cáo dư thừa, đại loại như những câu như “giá cả phải chăng”, “phục vụ ân cần”…
2. Lưu ý một số cách bố trí, sắp xếp thông tin:
Card visit chung của cơ sở kết hợp với phiếu giảm giá, vé mời: Thường dùng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí, ăn uống, khách sạn, du lịch, vận chuyển hành khách, thời trang, chăm sóc sắc đẹp.
Card visit dành cho các công ty có nhiều chi nhánh, điểm giao dịch: Chú trọng thông tin các điểm giao dịch, chứng nhận chất lượng, giải thưởng.
Card visit dành cho các công ty vừa và nhỏ: Chú trọng phong cách trình bày ấn tượng; ngành nghề kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty; những chính sách bán hàng và hậu mãi đặc biệt (ví dụ cho dùng thử 15 ngày, bảo hành trong vòng24 giờ v…v…).
Ngoài ra những công ty nhỏ càng phải đặc biệt chú trọng đến nhãn hiệu nổi tiếng công ty đang bán. Chính những thương hiệu đã thành danh này sẽ giúp khách hàng nhớ đến công ty bạn nhiều hơn.
Kế đến, ta bắt đầu tìm hiểu những khía cạnh tinh tế trong card visit. Bạn cần nhớ rằng, card visit của bạn là bạn và bạn chỉ có vài giây để làm cho khách hàng chú ý đến nó. Do đó bạn cần tuân thủ các yêu cầu tiếp theo.
3. Phong cách
Một card visit đẹp với màu sắc hài hòa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt về bạn. Không những nó trang trí thêm cho lĩnh vực bạn đang công tác mà còn thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh… sự chu đáo trong công việc, rằng bạn luôn mong muốn công việc được hoàn hảo. Nếu được thiết kế đúng mức, card visit sẽ phản ánh được phong cách làm việc của công ty. Nhất là của ông chủ, bà chủ: năng động, nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo, vui nhộn v…v… Đặc biệt với các ngành giải trí, nếu bạn không chú trọng thể hiện phong cách trên card visit thì quả là một thiếu sót rất lớn.
4. Những hữu ích khác
Có những nhà kinh doanh thích đưa thêm một vài thông tin hữu ích có liên quan đến ngành nghề của mình vào card visit. Đây là một ý tưởng rất hay, những điều giản dị lại đem lại nhiều mối thiện cảm rất lớn. Nếu là những doanh nghiệp nhỏ sao bạn không thử cách này, biết đâu còn giúp được bạn bè. Nó giống như các website trao đổi link với nhau vậy. Chẳng hạn bạn có thể học hỏi từ những trường hợp sau: Card visit của người môi giới địa ốc cũng cung cấp thêm địa chỉ và số liên lạc của dịch vụ giúp việc nhà. Chủ khách sạn, trên card visit của mình có tên và địa chỉ nhà hàng đặc sản trong vùng.
5. Độc đáo và duy nhất
Đương nhiên chúng ta không thể đòi hỏi card visit của mình không có điểm gì giốngvới card visit của người khác. Vì mục đích chính của card visit là cho ngườikhác biết thông tin liên lạc của bạn và bạn đang làm gì. Đối với những nghành đòi hỏi tác phong ngăn nắp, cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để làm công ty bạn khác biệt.
( nguồn : sưu tầm )