In Tinh Cầu

Liên hệ

Máy in 3D

Những năm gần đây in 3d đang rất được chú ý trên toàn thế giới. Nhiều công ty đang cố gắng phát triển để sản xuất và cái tiến hơn những chiếc máy in 3d hiện đại. Dưới đây là cơ chế hoạt động của một chiếc máy in 3D thông thường.


1. In từ trước ra sau, lớp chồng lớp

In 3D là một công nghệ in theo lớp. Bề mặt in (thường gọi là giường in) và đầu in sẽ phối hợp với nhau để thực hiện in 3 chiều. Ở mẫu máy in Replicator 2, đầu in được giữ bởi một hệ thống treo (hình minh họa bên dưới). 2 thanh kim loại nằm ngang giúp cho đầu in chuyển động tiến và lùi theo chiều ngang. Ở đầu 2 thanh kim loại này lại gắn với 2 thanh khác theo chiều dọc, giúp cho đầu in chuyển động tiến và lùi theo chiều dọc. Nhờ hệ thống treo, đầu in còn có thể chuyển động lên xuống tạo ra vật thể 3 chiều.

Quá trình in 3D có thể diễn ra trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí nhiều ngày phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của sản phẩm.


2. Đầu vào là sợi nhựa, đầu ra là nhựa kết dính

Người sử dụng máy in 3D sẽ lựa chọn 2 loại vật liệu đầu vào: Acrylonitrile Butadiene Styrene (nhựa ABS) và Polylactic Acid (nhựa PLA). Một số máy in chỉ nhận nhựa ABS, một số loại khác sử dụng được cả hai. Các vật liệu nhựa đầu vào này có dạng sợi, chiều rộng 1,75mm hoặc 3mm.

Khi đã có sợi nhựa, bạn đưa vào máy in 3D qua một bộ phận gọi là đầu in (print head). Đầu in có hình dáng như một chiếc hộp với một vòi phun. Một cơ cấu truyền động sẽ đẩy từng phần nhựa xuống đầu in. Trước khi nhựa bị đùn ra từ đầu kim in, sợi nhựa phải đi qua một ống nhiệt và hóa lỏng. Nhựa qua đầu kim in là những đường chỉ siêu mảnh chỉ 0,1 milimet. Ngay khi ra ngoài không khí, nhựa khô cứng rất nhanh, gắn lại với nhau tạo thành các lớp.

Tuy nhiên, không phải máy in 3D nào cũng sử dụng nguyên liệu in như nhau. Các máy in 3D chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao từ các nguyên liệu đa dạng.  Nguyên liệu không chỉ giới hạn ở nhựa ABS và PLA. Nó có thể là đồng thau, gốm sứ, thép và 5 loại chất dẻo khác.

Một số loại máy in 3D sử dụng công nghệ đúc laser, tức là sử dụng laser để gắn kết các mảnh vật liệu lại với nhau. Một số bằng sáng chế về đúc laser sẽ hết hạn vào năm tới, mở đường cho việc sản xuất hàng loạt các máy in 3D dành cho người tiêu dùng.



( Nguồn : Sưu tầm )

Chủ đề:

Email: thietke@intinhcau.vn
Hotline: 04 6327 5015