In Tinh Cầu

Liên hệ

Công nghệ tái chế giấy

Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính.


Trung  bình cần khoảng 2,2 – 4,4 tấn gỗ để sản xuất được mỗi tấn bột giấy, tuy nhiên chỉ cần 1,4 tấn giấy đã qua sử dụng có thể tạo ra 1 tấn bột giấy tái chế. Như thế, mỗi tấn giấy được tái chế sẽ giúp tiết kiệm:

-         24 cây rừng tự nhiên

-         Lượng Oxy đủ cho 12 người thở trong 1 năm

-         39.084 lit nước đủ cho 875 lần tắm, mỗi lần 5 phút, đủ để sử dụng cho 3.000 lần dội toilet

-         Gần 4.000 kWh điện đủ dùng cho cả một căn nhà 3 phòng ngủ trong 1 năm

-         605 lit dầu thô

-         Hạn chế một lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải của 1 chiếc ô tô trong 6 tuần (giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với quá trình sản xuất 01 tấn giấy từ gỗ).


Vậy tái chế giấy là gì ? Tái chế giấy nghĩa là giảm đi lượng giấy chôn lấp hay phải đốt bỏ, điều này làm giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như khí nhà kính thoát ra khi giấy phân huỷ ở bãi chôn lấp. 


Quá trình tái chế giấy được thực hiện qua 7 bước cơ bản : 


1. Thu gom và chuyên chở


2. Lưu kho

3. Tái tạo bột giấy và sàng

4. Tẩy sạch


5. Tẩy mực

6. Nghiền, tẩy màu và làm trắng


7. Xeo giấy 



Ở Việt Nam, thống kê năm 2008 cho thấy mỗi ngày có trên 220 tấn giấy được thải ra, trong số đó, chỉ có khoảng 25% là được tái chế lại, phần còn lại bị phân hủy theo nước hoặc lẫn vào các loại rác thải khác và không thể tái chế. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc tái chế và sử dụng giấy tái chế là một hành động rất được hoan nghênh. Tỉ lệ thu hồi giấy ở Nhật là 70%, Thái Lan là 65%, Malaysia là 80%. So với con số 25% ở Việt Nam thì rõ ràng tỉ lệ thu hồi giấy của chúng ta thuộc loại thấp nhất trong khu vực.


( Nguồn : Sưu tầm )

Chủ đề:

Email: thietke@intinhcau.vn
Hotline: 04 6327 5015